Nếu đã từng thưởng thức qua món bánh cuốn trứ danh thì bạn không khỏi thắc mắc bánh cuốn được làm từ loại bột gạo gì, hay nguyên liệu làm bánh cuốn Cao Bằng có gì đặc biệt và khác lạ so với gạo thông thường mà khiến vỏ bánh cuốn lại ngon như thế? để tìm hiểu về các loại bột gạo khiến bánh cuốn siêu ngon, làm bạn mê mẩn khi ăn bánh cuốn hoặc bạn muốn thử làm bánh cuốn thì nên căn nhắc sử dụng các loại gạo dưới đây nhé.
I. Nguyên liệu làm bánh cuốn? Gạo nếp hay gạo tẻ?
Bạn đang gặp khó khăn trong việc chọn nguyên liệu làm bánh cuốn? nên dùng bột gạo loại gì nên tự làm hay mua ngoài cửa hàng, thì để chọn ra loại gạo phù hợp để dùng làm nguyên liệu làm bánh cuốn cũng rất khó khăn đòi hỏi người làm bánh phải lựa loại bột gạo làm bánh cuốn chuyên dụng như Gạo nếp, gạo tẻ…
Bánh cuốn thường được chế biến từ gạo tẻ tuy nhiên cũng có nhiều nơi biến tấu hương vị bằng cách làm bánh cuốn từ gạo nếp, nhưng để giữ được chất bánh dai, mùi thương ngon đặc trưng của gạo và giữ được mùi thơm lâu hơn vì nên dùng gạo tẻ vì thế bạn nên căn nhắc việc lựa chọn loại gạo để làm vỏ bánh cuốn tùy vào nhân bánh là gì để đảm bảo bánh không bị rách, nát hoặc quá mỏng!
1. Gạo Khang Dân
Đây là loại gạo đặc trưng chuyên dụng dùng để làm nguyên liệu làm bánh cuốn, tuy nấu cơm không được dẻo ngon so với các loại gạo khác những gạo khang dân rất thích hợp để làm bánh cuốn, đặc tính của gạo khang dân là mềm, xốp.
Bột gạo xay ra chỉ cần cho thêm bột năng đã có thể tạo được lớp bánh dai, không cần trộn. Nhược điểm duy nhất của gạo khang dân là mùi thơm dễ bay nhanh, không giữ được lâu, càng nấu lâu thì mùi càng khó giữ. Nên đối với loại gạo này sau khi chế biến thành bánh cuốn thì dùng ăn liền sẽ rất hợp lý.
2. Gạo Tẻ 504
Gạo tẻ 504 tuy có giá thành cao hơn gạo khang dân nhưng rất đáng đồng tiền vì đây là một nguyên liệu làm bánh cuốn chất lượng, loại gạo này để nấu bánh cuốn được đánh giá rất cao, hạt gạo này lúc mới thu hoạch có màu ngả vàng nhưng xay ra bột gạo là cho ra màu trắng tinh tinh khiết.
Nhược điểm của loại gạo này là chỉ có thể dùng để làm các món cơm rang hoặc xay bột bánh vì nó rất ít hút nước, nên việc nấu cơm trở nên khô khan hơn gạo bình thường. bạn nên cân nhắc khi mua gạo tẻ để làm nguyên liệu làm bánh cuốn, gạo tẻ chỉ dùng trong trường hợp nấu bánh cuốn là thích hợp.
3. Gạo Hàm Châu
Gạo Hàm Châu là một nguyên liệu làm bánh cuốn có thể được căn nhắc vì đáp ứng được các điểm yếu và là loại gạo chất lượng cao hơn với hai loại gạo bên trên vì có những tiêu chí không thể thiếu nếu muốn làm bánh cuốn thơm ngon như: không bị dẻo nên việc tráng bánh dễ hơn, mùi thơm đặc trưng lâu phai. Quán bánh cuốn nào mà sử dụng loại gạo này để chế biến thì chắc chắn rất được lòng thực khách.
Như vậy qua 3 loại gạo trên Giadungmienbac.com hi vọng bạn đọc đã chọn ra cho mình một loại gạo phù hợp để dùng làm nguyên liệu làm bánh cuốn cho gia đình hoặc để làm hàng quán bán.
Mỗi loại gạo đều có điểm mạnh và điểm yếu vì vậy cũng không nên quá cứng nhắc trong việc nguyên liệu làm bánh cuốn, bạn nên thử qua nhiều loại gạo khác nhau để chế biến từ đó chọn ra loại gạo phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương.
II. Làm thế nào để làm bột tráng bánh cuốn từ gạo đúng chuẩn hương vị?
Thực tế, việc làm bột bánh hay chọn nguyên liệu làm bánh cuốn còn khá bỡ ngỡ với những người mới làm quen. Phải trải qua nhiều bước trước khi tạo thành hỗn hợp sệt màu trắng dùng để đổ và hấp bánh. Nếu làm ở nhà, bạn có thể sử dụng bột làm bánh trộn sẵn có bán ở siêu thị. Tuy nhiên, phương pháp này không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người bán. Nếu biết cách trộn bột sẽ giúp bạn dễ dàng biến tấu vào tạo ra nét đặc trưng cho bánh cuốn của quán mình.
1. Chọn loại gạo phù hợp
Ngoài các loại gạo kể trên, bạn có thể lựa chọn theo sở thích của mình. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến các đặc tính sau: Gạo tơi, xốp, không hút nhiều nước; Đây là các loại gạo có thể giúp bạn tráng bánh cuốn đúng chuẩn.
2. Xay bột gạo sao cho đúng
Trước đây, bột bánh thường được xây với nước và dùng để làm bánh luôn. Muốn có bột gạo phải được ngâm trong nước. Sau đó xây nhỏ, ngâm bột tiếp vào nước rồi lọc nhiều lần. Tuy nhiên đế bánh hơi mềm, không dai và dễ dính.
Sau này người ta nghiên cứu ra một công thức giúp bánh dai hơn, mềm hơn và thiết thực hơn. Cách phổ biến nhất hiện nay là mua bột gạo xây, bán sỉ, lẻ với giá cả hợp lý.
3. Cách chế biến bột tráng bánh
Chuẩn bị nguyên liệu: Bột gạo, Tinh bột sắn: Nước theo tỷ lệ 1:0,5:0,5:4. Trộn tất cả các loại bột đã chuẩn bị và trộn với lượng nước đã đo theo công thức.
Bước này cần chuẩn bị trước thời gian chế biến 4-5 tiếng vì bột gạo cần được ngâm trong nước mới nở.
4. Ngâm nước bột tráng bánh
Ngâm bột lắng xuống và sau 120 phút, kiểm tra xem nước trên bề mặt trong suốt thì thay nước. Thay lượng nước bằng lượng nước bỏ đi. Sau đó trộn bột lại với nước mới; Đây có thể coi là bước “rửa bột”.
Lặp lại quy trình trước đó khoảng ba lần, khi nước trong thì loại bỏ và thêm nước mới. Khi đến lần thứ 4, chỉ cần khuấy đều bột, thêm chút muối và dầu ăn là chúng ta có thể bắt đầu tráng bánh. Nếu có thời gian, bạn hãy để lượng bột cuối cùng nghỉ khoảng ba tiếng, sau đó khuấy đều và nêm gia vị cho bột thơm ngon hơn.
Như vậy sau khi trải qua các công đoạn sơ chế thì bạn đã có trong tay nguyên liệu làm bánh cuốn đúng chuẩn để tráng bánh
Trên đây là tất cả thông tin về nguyên liệu làm bánh cuốn dùng để tráng bánh cuốn ngon và có hương vị chuẩn nhất để làm bánh cuốn của Banhcuoncaobang.vn để đọc thêm tin tức về bánh cuốn Cao Bằng bạn có thể follow chúng tôi qua fanpage cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết chúng tôi.