1. Nguồn gốc bánh cuốn Cao Bằng có từ đâu
Nếu đã từng ăn qua món bánh cuốn Cao Bằng thì chắc hẳn bạn cũng thắc mắc về nguồn gốc bánh cuốn Cao Bằng này đến từ đâu, được chế biến từ các nguyên liệu gì và tại sao nó lại được lòng nhiều thực khách đến vậy? bắt nguồn từ chính cái tên bánh cuốn Cao Bằng, món ăn dân dã của người dân vùng đất Cao Bằng.
Bánh Cuốn được xem là món ăn được nhiều người Việt yêu thích. Ở miền Bắc, bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng nhất, nhưng cách thưởng thức hương vị lạ miệng và không kém phần hấp dẫn lại thuộc về bánh cuốn Cao Bằng, một đặc sản dân dã đến từ Cao Bằng.
Nguồn gốc Bánh cuốn Cao Bằng qua cái tên được goi là bánh cuốn canh, đó là do cách thưởng thức độc đáo và hương vị lạ miệng mà món ăn mang lại. Bánh cuốn Cao Bằng không ăn với nước mắm như các vùng khác. Thay vào đó, bánh được ăn với nước hầm xương ngon ngọt, ăn cùng măng cua vị ớt Cao Bằng nên còn gọi là bánh cuốn canh để phân biệt với bánh cuốn vùng xuôi.
Để có thể có hương vị riêng biệt tạo nên thương hiệu bánh cuốn Cao Bằng thì cũng cần có những nguyên liệu cực kỳ “riêng biệt” mà chỉ có trong cách chế biến bánh cuốn Cao Bằng, nếu đã từng thưởng thức chắc chắn thực khách sẽ nhận ra vỏ bánh cuốn có phần khác biệt như bánh dẻo, thơm, mùi gạo đặc trưng Cao Bằng khác hẳn so với bánh cuốn truyền thống.
Yếu tố đầu tiên quyết định độ ngon của bánh cuốn là hạt gạo thơm ngon. Muốn bánh ngon thì nên chọn gạo thật kỹ. Không phải loại gạo nào cũng có thể dùng làm bánh mà phải là loại gạo Cao Bằng nguyên chất mới làm được bột bánh cuốn Cao Bằng. Điều này tạo nên một chiếc bánh vừa trắng vừa mịn, dai và mềm lại có mùi thơm đặc trưng. Gạo nếp hoặc gạo khô sẽ không tạo nên bột bánh cuốn Cao Bằng đặc trưng.
2. Cách thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng
Tìm về nơi nguồn gốc bánh cuốn Cao Bằng thì tại tỉnh thành này người dân xem đây là một món ăn hằng ngày rất thích hợp để ăn sáng hoặc chiều muộn có thể coi đây là món xôi của người dân Cao Bằng.
Điểm đặc biệt tạo nên hương vị đặc biệt cho bánh cuốn Cao Bằng chính là nước lèo dùng để ăn cùng bánh cuốn. Đó là nước luộc xương thơm, ninh xương, nạc nhưng ngọt, thoang thoảng mùi tủy xương.
Tùy theo khẩu vị và sở thích mà có người chỉ thích ăn bánh cuốn hoặc thêm trứng và giò. Có thể là trứng luộc nấu trong nước dùng hoặc đánh thành cùng một chiếc bánh cuốn, Bánh thành phẩm được cuộn quanh quả trứng rồi cho vào tô súp nóng hổi vừa thổi vừa ăn.
Ngoài ra nếu không thích ăn cùng trứng, thì bạn có thể ăn cùng chả giò loại giò đặc biệt đến từ Cao Bằng, cẩn thận gói trong lá chuối, người bán thường cho chả giò vào nồi nấu nước ninh xương trên lửa nhỏ trước khi ăn cùng bánh cuốn, nên chả có hương vị kết hợp với nước hầm xương tạo nên một hương vị ngon khác biệt so với chả giò thông thường.
Theo cách thưởng thức của người Cao Bằng, bánh cuốn được nhúng vào bát nước lèo với chút tương ớt và măng chua rồi gắp bằng thìa, đũa giống như khi ăn bún, phở.
Sự kết hợp giữa vị của bánh cuốn với nước chấm ninh xương thơm béo, ngọt ngọt của trứng, chả giò và mùi thơm dịu nhẹ độc đáo của quả mắc mật khiến bạn càng muốn ăn thêm. Một tô bánh cuốn cũng đủ gợi lên nỗi nhớ của một người xa quê hay nỗi say mê xao xuyến của một lữ khách từng đến “du lịch núi rừng Cao Bằng”.
Món quà giản dị từ vùng cao chứa đựng nhiều mong muốn, lời nói thân thiết của người dân Cao Bằng muốn gửi gắm đến các thực khách đến thăm mảnh đất con người nơi đây, bánh cuốn Cao Bằng càng ăn càng cuốn!
Trên đây là bài viết “Nguồn gốc bánh cuốn Cao Bằng” của Banhcuoncaobang.vn gửi đến bạn đọc, nếu bạn muốn tự mình trải nghiệm hương vị núi rừng Tây Bắc có thể ghé qua các quán bánh cuốn tại các địa chỉ dưới đây để tự mình thưởng thức nhé!.
Truy cập tại đây để xem danh sách TOP các quán bánh cuốn Cao Bằng ngon nhất tại Hà Nội
Địa chỉ:
CS1: Số 29 Ngõ 154 Ngọc Lâm (Shopeefood)
CS2: Số 54 Ngõ 95/34 Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng (Shopeefood)